- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Tăng cholesterol HDL để bảo vệ tim mạch: Không sai nhưng chưa hiệu quả
Xơ vữa động mạch âm thầm nhưng nguy hiểm
Cholesterol - Thủ phạm gây xơ vữa động mạch
Mối liên hệ giữa thiếu ngủ và xơ vữa động mạch ở phụ nữ trung niên
Homocysteine cao - Yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch
Vào tháng 8/2016, một nghiên cứu trên 1,7 triệu cựu chiến binh Mỹ cho hay những người có cholesterol HDL cao sẽ khiến tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân. Trong khi đó, trên thử nghiệm lâm sàng, các loại thuốc tăng cholesterol HDL đã không hề cải thiện đáng kể sức khỏe của những người tham gia. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã chưa tìm ra được câu trả lời vì sao HDL lại có thể tác động tới cơ thể tiêu cực như vậy.
Để tìm hiểu ngọn nguồn, GS. Dennis Ko - nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Khoa học Đánh giá lâm sàng tại Toronto (Canada) đã tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trên và công bố kết luận trên Tạp chí American College of Cardiology vào cuối tháng 10 vừa rồi.
Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô lớn dựa vào kết quả theo dõi sức khỏe của hơn 631.000 người dân Canada, từ 40 tuổi trở lên trong khoảng 5 năm. Theo đó, những người có lượng cholesterol HDL cao nhất không hẳn sẽ có ít khả năng lên các cơn đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, những người có mức cholesterol HDL thấp gặp nhiều rắc rối về sức khỏe do thói quen lối sống và các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, hút thuốc lá, ít vận động…
Những phát hiện này gây một sự ngạc nhiên lớn trong đông đảo các nhà khoa học ngành Y, chuyên gia chăm sóc sức khỏe vì trước nay, họ vẫn cho rằng việc tăng mức cholesterol HDL và hạ thấp cholesterol LDL là giải pháp tốt nhất cho một trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
LDL là một loại lipoprotein mang cholesterol trong máu. LDL được coi là không có ích bởi vì nó làm cholesterol dư thừa xâm nhập vào màng của thành mạch máu, góp phần làm xơ vữa động mạch và nhiều bệnh tim mạch khác. Do đó cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol “xấu”. Trong khi đó, HDL tỷ trọng cao, có khả năng lấy bớt cholesterol từ các mảng bám vào thành mạch máu rồi mang về gan để hủy đi. Nếu HDL quá ít sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ não. Vì vậy, HDL được gọi là cholesterol “tốt”. |
Cụ thể, nam giới và nữ giới có mức cholesterol HDL thấp (<50 mg/dL ở nữ giới và <40 mg/dL ở nam giới) có nhiều khả năng tử vong trong thời gian nghiên cứu hơn so với những người có mức HDL từ 40 - 60 mg/dL. Tuy nhiên, họ lại có nguy cơ tử vong cao do bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và một số nguyên nhân khác nếu có mức HDL cao (>70 mg/dL ở nam giới và >90 mg/dL ở nữ giới).
Đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu bị nghi ngờ là có liên quan tới việc gia tăng HDL và nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, cần phải kiểm soát rượu bia và hạn chế uống chúng tới mức thấp nhất có thể.
Nhìn chung, nhóm nghiên cứu kết luận rằng HDL có thể không phải là biện pháp tốt nhất để phòng tránh các rủi ro cho bệnh tim mạch. Nói cách khác, các biện pháp để can thiệp để tăng HDL có thể không giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch.
Thay vào đó, để bảo vệ tim mạch cần phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng: Nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như rau xanh và trái cây. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, muối, chất kích thích… bởi chúng sẽ tạo điều kiện cho động mạch vành bị chít hẹp và xơ vữa động mạch - nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về tim mạch.
Tích cực tham gia các hoạt động thể chất: Tập luyện thể thao sẽ giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe, giúp máu lưu thông được dễ dàng, phòng ngừa nguy cơ bị xơ vữa động mạch do tích tụ nhiều mảng bám ở người cao tuổi. Nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày tùy theo điều kiện sức khỏe.
Quản lý stress: Stress đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục, do đó gây nên tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, gây những nguy hiểm. Chính vì vậy, hãy học cách quản lý stress để bảo vệ tim mạch. Có thể thực hành thiền, yoga, dưỡng sinh khí công, đi dạo, tập thể dục thể thao… để giảm stress.
Thực phẩm chức năng: Sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ bệnh mạch vành được chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên như đỏ ngọn, đan sâm, sơn tra, bồ hoàng… Chúng sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa xơ vữa động mạch, làm tan cục máu đông, ngăn ngừa nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, suy tim…
Biết Tuốt H+
Gợi ý thực phẩm chức năng hỗ trợ tim mạch: Vương Tâm Thống
Bình luận của bạn